Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự ra đời công nghệ in 3D hay máy in 3D không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, việc đầu tư vào loại thiết bị hiện đại này cần cân nhắc kỹ lưỡng vì chi phí khá cao, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhận thấy nhiều lợi ích chúng mang lại cho người dùng, ngay sau đây Sakura Việt Nam sẽ hướng dẫn làm máy in 3D siêu dễ, đảm bảo sẽ thành công.
Các chi tiết cần chuẩn bị khi chế máy in 3D
Trước khi, đi vào các bước chế tạo máy in 3D thì người thực hiện cần nắm được một số kiến thức cơ bản về loại máy này. Như cần chuẩn bị những linh kiện nào, quá trình lắp ráp các bộ phận lại với nhau cần đảm bảo tuân theo quy định ra sao,... điều đó nhằm chắc chắn máy in vận hành ổn định và cho ra thành phẩm chất lượng tốt nhất. Cụ thể:
-
Đầu tiên, bạn cần nhu cầu in của mình để tính toán kích thước máy in cho phù hợp. Thông thường, với những dòng máy in 3D tự chế chỉ nên chọn lắp loại nhỏ gọn để bàn vì không có quá nhiều bộ phận phức tạp lại dễ thao tác.
-
Thứ hai, sau đó là đến bước quyết định chủng loại máy in 3D, xác định chuyển động đầu in di chuyển theo trục X-Y hay trục Z. Lưu ý hãy cân nhắc lựa chọn kỹ lưỡng dựa trên mục đích sử dụng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến độ chuẩn các chi tiết sản phẩm sau khi hoàn thiện.
-
Thứ ba, là chuẩn bị loại linh kiện chính như đầu phun và máy đùn. Size đầu phun khoảng 0.3mm đến 0.8mm và mức tiêu chuẩn là 0.4mm, tùy thuộc vào nhu cầu để chọn đường kính tối ưu cho độ phân giải. Đầu in 3D thường chỉ bán theo bộ và nên ưu tiên chọn mua hãng sản xuất nổi tiếng với các loại như JHead hoặc Buda Nozzle.
Còn về máy đùn, bạn chỉ cần chuẩn bị từ 1 đến 2 cái vì hầu hết máy in 3D chỉ lắp với số lượng như vậy.
Bên cạnh 2 phụ kiện trên, máy in 3D hoàn chỉnh còn phải có đầy đủ gồm bo mạch, mạch điều khiển, động cơ bước, bộ cảm biến, quạt tản nhiệt, bàn in (cân nhắc độ bằng phẳng và ma sát để mô hình không xê dịch khi tạo mẫu), động cơ, dây đai răng, khớp nối, puly, hệ khung đỡ,...
>>> Đừng bỏ qua: Các loại công nghệ in nhựa 3D nổi bật
Hướng dẫn các bước làm máy in 3D đơn giản
Để bắt tay vào thực hiện lắp đặt, chế máy in 3D bạn cần phải trang bị một số kiến thức kỹ thuật để đảm bảo chuẩn đến từng chi tiết. Dưới đây là trình tự các bước bạn có thể tham khảo và cùng làm theo chỉ dẫn:
-
Bước 1: Chuẩn bị file thiết kế dạng 2D phần cứng để đảm bảo tính chuẩn xác khi cắt phần khung thép bằng laser.
-
Bước 2: Dùng tấm gỗ để làm đế và làm phần đỡ lắp các trục X-Y, kết hợp với các thanh định hướng khoảng 300mm (đối với trục Y, Z) và 250mm (đối với trục X).
-
Bước 3: Sơn phần khung thép để chúng có vẻ ngoài trông đẹp hơn (có thể không làm bước này). Tuy nhiên, phun sơn đúng loại không chỉ tăng độ bóng mà còn giúp máy in chống bị ăn mòn bởi các tác nhân gây hại từ môi trường, đem lại độ bền cao.
-
Bước 4: Lắp các linh kiện điện tử, bắt đầu từ bo mạch trước rồi đến động cơ bước, công tắc hành trình và cuối cùng mới đi dây nguồn (dây dẫn truyền và cung cấp nguồn điện cho máy khởi động).
Lưu ý: Công tắc hành trình không nên lắp cố định ngay từ đầu, để chắc chắn quá trình chạy thử không gặp bất kỳ vấn đề nào ở 3 trục thì lúc này mới cố định chúng.
- Bước 5: Lắp tiếp các linh kiện cơ khí như bộ cảm biến nhiệt, bàn đốt nóng, dây đốt nóng đầu in, quạt tản nhiệt, khay in,...
-
Bước 6: Cuối cùng, là lắp đầu in và cài đặt phần mềm điều khiển.
-
Bước 7: Kiểm tra lại toàn bộ chi tiết đã lắp đúng trình tự, vị trí hay chưa và tiến hành chạy thử.
>>> Xem thêm: Top 3 phần mềm thiết kế 3D CAD tốt nhất 2022
Như vậy, bài viết trên đây là thông tin hướng dẫn làm máy in 3D tại nhà chi tiết mà chỉ cần có một chút kiến thức cơ bản bạn đã có thể dễ dàng thực hiện tạo cho mình chiếc máy in ấn vô cùng tiện ích. Đẳng cấp nhưng chiếc máy in này lại có mức giá phải chăng, phù hợp với túi tiền từ cá nhân tới doanh nghiệp, là giải pháp tiết kiệm chi phí hoàn hảo.
Trong quá trình chế máy in 3D có điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay cho Sakura Việt Nam để được giải đáp nhanh chóng cho bạn nhé!