Các loại công nghệ in nhựa 3D nổi bật

18/12/22 0 Bình luận
Tìm hiểu về những công nghệ in nhựa 3D phổ biến những năm gần đây và lĩnh vực ứng dụng của từng loại.

Công nghệ in nhựa 3D ngày nay phải nói là rất phát triển, dần trở nên một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực như y tế, xây dựng và đặc biệt hơn hết là ngành công nghiệp chế tạo. Tuy nhiên, để biết loại sản phẩm của bạn tương ứng với công nghệ nào, hãy theo dõi bài phân tích top 5 công nghệ in 3D nhựa của Sakura ngay dưới đây.

1. Công nghệ in 3D FDM

Có lẽ FDM là công nghệ in thông dụng và phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay. Về cơ bản, quy trình máy in 3D công nghệ FDM tạo hình sản phẩm sẽ bắt đầu từ việc đùn nhựa chuyên dụng dạng sợi (ABS, PLA, TPC,...) nóng chảy rồi để nguội, chúng rắn lại từng lớp dần tạo nên kết cấu dạng khối. Lặp đi lặp lại như vậy đến khi sản phẩm được hoàn thiện.

Với ưu điểm không chỉ xây dựng mô hình mẫu in 3D, mà công nghệ này còn có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt về nhiều mặt và đưa vào sử dụng được ngay sau đó. Nên FDM có tính ứng dụng khá cao, nhất là đối với ngành cơ khí.

Ngược lại, in 3D FDM cho độ chính xác không cao, đa phần thường chọn in bằng kỹ thuật này chỉ đối với những sản phẩm kích thước lớn và không yêu cầu quá cao về độ mịn.

>>> Xem thêm: Vì sao nói công nghệ in 3D là tương lai của thế giới?

2. Công nghệ in 3D SLA

Công nghệ in nhựa 3D SLA sử dụng vật liệu nhựa dạng lỏng, rồi sau đó dùng tia UV hóa rắn, từng lớp vật liệu in cứng lại tạo nên mẫu in 3D dựa trên mô hình thiết kế như mong muốn. Hiện nay, in 3D SLA  là phương pháp được đánh giá cao trong việc cho ra những sản phẩm có bề mặt in mịn, trơn bóng và sắc nét từng góc cạnh.

Do đó, được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực như kỹ thuật, nha khoa, trang sức hay sản xuất các mô hình đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, chú trọng đến từng tiểu tiết.

3. Công nghệ in 3D SLS

Phương pháp in 3D SLS hay còn được gọi là thiêu kết laser chọn lọc, với cách vận hành tương tự như SLA nhưng vật liệu sử dụng ở đây là các hạt bột polymer. Mẫu sản phẩm được in theo công nghệ SLS từ nhựa Nylon tuy nhẹ nhưng rất bền, khả năng chống chịu tốt những tác động của môi trường bên ngoài như hóa chất, tia UV, bụi bẩn, nước,...

Là công nghệ cần dùng đến tia laser công suất lớn nên đi đôi với giá thành cũng có phần “nhỉnh” hơn so với mặt bằng chung trên thị trường. 

Điểm đặc trưng của in 3D SLS là mẫu in không cần đến sự hỗ trợ chống đỡ, bởi phần bột nhựa không tham gia vào tạo hình sản phẩm. Thay vào đó, sẽ đóng vai trò nâng đỡ và khi hoàn thành thì phần bột còn sót lại đều được xử lý.

Nhờ đó, công nghệ in 3D nhựa này có thể tạo hình các sản phẩm thiết kế hình học với độ phức tạp cao như mô hình hay cấu trúc dạng tổ ong có ống dẫn bên trong, hang, lưới,…

>>> Tham khảo thêm: Cách hoạt động của máy in 3D

4. Công nghệ in 3D SLM

Đây là công nghệ in 3D kim loại, phải sử dụng tia laser có cường độ rất lớn để làm nóng chảy và thêu kết từng lớp bột từ vật liệu như titan, nhôm, đồng, thép,...thành từng chi tiết với kết cấu hình học phức tạp mà không cần sử dụng đến bất kỳ vật cụ cắt gọt hay máy móc nào.

Ưu điểm nổi bật các mẫu sản phẩm được tạo thành bởi công nghệ SLM là mật độ hạt kim loại trong lõi chi tiết in 3D đạt gần như đạt 100%. Nên những bộ phận này độ chắc chắn và có đặc tính cơ cao hơn nhiều so với khi sử dụng kỹ thuật in khác.

Vậy nên, bạn sẽ thường thấy công nghệ in 3D SLM được ứng dụng trong ngành công nghiệp như hàng không vũ trụ, chế tạo phụ tùng thay thế trên ô tô, y khoa chỉnh hình,...

Tuy nhiên, chi phí sản xuất bằng in 3D SLM khá đắt đỏ do vật liệu và máy in kim loại tương đối cao, nên công nghệ này không phát triển mạnh tại nước ta. 

5. Công nghệ in 3D LOM

LOM là công nghệ in 3D có thể sử dụng đa dạng loại chất liệu mà không riêng gì nhựa, chỉ cần chúng dễ được dát mỏng như gỗ hay giấy. Kỹ thuật in này, cho ra màu sắc sản phẩm rất chuẩn khi đem so với bản thiết kế, nhưng mặt hạn chế lại nằm ở kích thước có độ chính xác thấp. 

Quá trình in bằng công nghệ LOM sẽ bắt đầu từ việc cán mỏng vật liệu, sau đó mới cắt tạo hình với tia laser và dao cắt chuyên dụng được điều khiển thông qua máy tính. Kết thúc in sẽ qua công đoạn cuối cùng là gia công và khoan để hoàn thiện sản phẩm.

Mong rằng qua bài chia sẻ trên đây, sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn tổng quan về 5 loại công nghệ in 3D nhựa hiệu quả nhất hiện nay. Nếu đang phân vân chưa biết nên chọn kiểu công nghệ nào hoặc có nhu cầu đặt mua máy in 3D chính hãng, giá tốt. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay Sakura Việt Nam để được tư vấn nhé!


Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Sakuravn.com.vn
Số điện thoại
0.04059 sec| 2080.688 kb